Dưỡng da bằng dầu - Làm sao cho đúng?

Chăm sóc da bằng dầu dưỡng đang là một chủ đề hot trong thời gian gần đây, khi các bạn nhận ra rằng dầu dưỡng có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho da.

1. Dầu dưỡng da là gì?

Dầu dưỡng da là các loại dầu nền (carrier oil), không nên nhầm lẫn với tinh dầu (essential oil). Dầu nền hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp lên da, có mùi đặc trưng nhưng không thơm. Còn tinh dầu lại là loại có chứa nhiều mùi rõ rệt của từng loại cây, hoa và hầu hết là không được thoa trực tiếp trên da, mà phải pha trộn với dầu dưỡng hoặc trộn với các công thức thành phần khác.

Dầu dưỡng da có chứa các acid béo rất có lợi cho da như Omega 3, 5, 6, 7, 9, các vitamin và chất chống oxy hoá, kháng viêm như A, B1, B2, B3, B6, C, D, E v.v... Mỗi loại dầu sẽ có hàm lượng các chất khác nhau, đặc biệt là hàm lượng các acid béo. Dựa vào đó, các loại dầu dưỡng da được phân loại để phù hợp với từng loại da.  

2. Sử dụng dầu dưỡng da cho da nhờn

Đặc tính của dầu dưỡng dành cho loại da này chính là lỏng, nhẹ, và được đặt tên tiếng Anh là “dry oil”. Hàm lượng Omega 9 thấp, hàm lượng Omega 3, 6 cao giúp dầu lỏng và dễ thấm sâu, giảm thiểu việc nhờn dính. 

Một số loại dầu tiêu biểu dùng cho da nhờn có thể kể đến như:  dầu hoa anh thảo, dầu hạt chanh leo, dầu cám gạo, dầu argan, dầu chùm ngây, đặc biệt là dầu hạt xương rồng.

3. Đối với da mụn, vảy nến, á sừng

Tiêu chí chọn dầu dưỡng cho da đang gặp những vấn đề trên khá giống với dầu dưỡng dành cho da nhờn. Chỉ có thêm một điểm nho nhỏ, chính là bạn hãy lựa chọn thêm các thành phần kháng viêm để giúp giảm sưng tấy. 

Một số loại dầu phù hợp da mụn, vảy nến, á sừng chính là: dầu lưu ly (borage seed oil), dầu nêm, dầu mù u, dầu jojoba, dầu dừa ép lạnh, dầu hạt chanh leo (passion fruit seed oil), dầu hắc mai biển (sea bucthorn oil), dầu chùm ngây v.v...

4. Dầu dưỡng cho da nhạy cảm

Nếu không may bạn có một làn da khá nhạy cảm, bạn nên tìm loại dầu có chứa hàm lượng acid béo thiết yếu mà cơ thể sử dụng để sản xuất hormone Prostagladins giúp cân bằng và điều tiết các hoạt động của tế bào. Bên cạnh đó, các loại dầu có hàm lượng Omega 5 cũng rất hiệu quả trong việc kháng viêm.

Các loại dầu lý tưởng cho da nhạy cảm chính là: dầu lưu ly, dầu hạt lựu (pomegranate seed oil), dầu hoa anh thảo, dầu hoa cúc, đặc biệt là dầu hạt xương rồng.

5. Nếu da khô và rất khô

Đây là loại da gần như có thể sử dụng bất cứ loại dầu nào. Nếu da bạn khô và không bị mụn, bạn hoàn toàn có thể tự tin sử dụng các loại dầu yêu thích, kể cả các loại dầu chứa hàm lượng acid béo cao như dầu olive, dầu mắc ca, dầu castor, dầu gấc... cho đến các loại dầu có hàm lượng Linoleic và Linolenic acid cao mà Bambi vừa liệt kê ở trên.

6. Sử dụng dầu dương cho da lão hoá

Với làn da đang phải chống chọi với thời gian, bạn nên tìm kiếm các loại dầu dưỡng giàu chất chống oxy hoá, các loại vitamin A, C, E...  Những ngôi sao cho dành cho da lão hoá chính là: dầu hoa trà (tsubaki oil), dầu hạt tầm xuân (rosehip seed oil), dầu chùm ngây, dầu hoa anh thảo, dầu argan, và cũng vẫn phải kể đến “nữ hoàng” dầu hạt xương rồng

Một điểm lưu ý là các loại dầu có nhiều chất chống oxy hoá lại bị biến chất rất nhanh. Chính vì vậy, bạn nên bảo quản dầu trong chai thủy tinh tối màu, ưu tiên để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dùng trong khoảng 6 tháng kể từ khi mở nắp thôi nhé. 

Kết Quả Đạt Được Sau 2 tháng ủ tóc...

Kết Quả Đạt Được Sau 2 tháng ủ tóc của Mai Trinh Hồ

Massage cùng Dầu hạt xương rồng

Massage cùng Dầu hạt xương rồng

Môi Xinh

Môi Xinh

 

Đang xử lý...

Đã thêm vào giỏ hàng thành công